Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Làng dệt lanh Lùng Tám: Rộn ràng, lách cách tiếng thoi đưa
Trái với khung cảnh vắng vẻ, đìu hiu như 2 năm trước, giờ thì từ đầu làng lanh Lùng Tám (xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) đã nghe tiếng thoi lách cách; nhìn thấy những tấm thổ cẩm lớn phơi trên hàng rào quanh nhà.

Hai năm qua (2020, 2021), đại dịch Covid-19 đã khiến làng nghề dệt vải lanh ở Lùng Tám gặp nhiều khó khăn do không có khách du lịch. Điều này cũng khiến nhân sự trong Hợp tác xã dệt vải lanh Hợp Tiến bị thu gọn.

Trong số 23 thợ lành nghề, làm việc thường xuyên tại Hợp tác xã, chỉ có thể giữ lại 6 nghệ nhân cùng một số thợ khác nhận sản phẩm về nhà làm.

Theo bà Vàng Thị Mai, Giám đốc Hợp tác xã dệt lanh Hợp Tiến: Dệt vải lanh là nghề gia truyền của nhiều gia đình người Mông ở Lùng Tám. Ngày trước, vải làm ra chỉ để phục vụ nhu cầu trong gia đình. Vì quá trình làm ra sản phẩm hoàn toàn thủ công nên năng suất không cao. Hơn nữa, do chưa nhanh nhạy với thị trường nên các sản phẩm vải lanh của Lùng Tám ít được người tiêu dùng bên ngoài biết đến.

Nhận thấy giá trị của làng nghề, năm 1998, bà Mai cùng chồng là ông Sùng Mí Quả đã đứng ra vận động bà con trong xã góp vốn xây dựng Cơ sở dệt lanh Hợp Tiến.

Tháng 8/2001, hợp tác xã vải lanh Lùng Tám chính thức được thành lập mang tên Hợp tác xã dệt lanh Hợp Tiến, với “cổ phần” đóng góp là các sản phẩm váy, áo, khăn, chăn, gối, thảm, ví thổ cẩm, áo nam, túi, sắc… do bà con tự làm từ trước.

Từ khi được thành lập đi vào hoạt động, Hợp tác xã Hợp Tiến đã thu hút nhiều chị em trong xã tham gia. Trước đây, chị em dệt tại nhà, nay tập trung may, thêu, dệt tại hợp tác xã. Đây cũng là cơ sở vừa giới thiệu vừa bán sản phẩm cho du khách đến tham quan.

Đến nay, Hợp tác xã đã sản xuất được trên 20 loại sản phẩm khác nhau và tìm được bạn hàng thường xuyên như tổ chức CRAFT LINK (thuộc Trung tâm nghiên cứu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam). CRAFT LINK còn hỗ trợ hợp tác xã giới thiệu, quảng bá sản phẩm cho các đoàn khách du lịch quốc tế ưa thích đồ thổ cẩm.

Bà Vàng Thị Mai cho biết thêm: Ngay sau khi hợp tác xã được thành lập, nhiều hộ gia đình tham gia đã bắt đầu có chút thu nhập nhờ nghề dệt lanh truyền thống. Nhưng sự khởi sắc chỉ thực sự bắt đầu vào năm 2008, khi bà được Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam mời tham dự Hội chợ Phụ nữ năng động sáng tạo toàn cầu.

Qua câu chuyện của bà cùng những hiện vật là các sản phẩm có họa tiết hoa văn tinh xảo, đối tác ở nhiều nước trên thế giới rất quan tâm tới mặt hàng vải lanh Lùng Tám.

Tiếng lành đồn xa, nhiều khách du lịch trong nước cũng như nước ngoài khi lên vùng cao nguyên đá Hà Giang đã tìm đến Lùng Tám để được trực tiếp tìm hiểu kỹ thuật dệt lanh của người Mông, cũng như tìm mua những món quà xinh xắn được làm từ đôi bàn tay khéo léo của những người con núi đá trắng.

Khi nghề dệt lanh được phục hồi, ngoài việc phát triển sản xuất, chăn nuôi ở gia đình, chị em ở hợp tác xã vải lanh Lùng Tám có thêm thu nhập từ 1,2-1,8 triệu đồng/tháng. Nhờ có hướng đi đúng, những năm gần đây, đời sống của người làm nghề lanh từng bước được cải thiện, đa phần các hộ đã thoát nghèo; điều quan trọng hơn là nghề truyền thống được bà con có ý thức gìn giữ.

Trải qua 41 công đoạn hoàn toàn thủ công, hết sức tỉ mỉ và kiên nhẫn, tấm vải lanh thổ cẩm Lùng Tám mới thành hình nên dáng. Mỗi sản phẩm dệt ở Lùng Tám đều mang những nét hoa văn truyền thống. Mỗi hình ảnh đều mang ý nghĩa riêng và chủ yếu là họa tiết của người Mông.

Chính sự độc đáo ấy đã giúp làng dệt Lanh Lùng Tám có chỗ đứng trong thị trường hàng thủ công mỹ nghệ và xây dựng được những giá trị kinh tế lớn lao cho bà con nơi đây.

Vải lanh thô sau khi được dệt, bà con đưa vào đó những hoa văn tái hiện lại cuộc sống hằng ngày hoặc đơn giản hơn là những họa tiết đơn giản nhưng được lồng ghép tinh tế, công phu.

Tuy nhiên, hai năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nghề dệt vải lanh ở Lùng Tám gặp nhiều khó khăn. Trong số 23 thợ lành nghề, làm việc thường xuyên tại Hợp tác xã dệt vải lanh Hợp Tiến, chỉ có thể giữ lại 6 nghệ nhân cùng một số thợ khác nhận sản phẩm về nhà làm.

Giờ đây, khi dịch bệnh đã được kiểm soát, những trai thanh nữ tú khắp mọi miền trên cả nước đã hân hoan trở lại cao nguyên đá Hà Giang, và Lùng Tám là một trong những điểm đến được ưu tiên lựa chọn.

Không chỉ giỏi dệt vải, người Mông ở Lùng Tám còn có kỹ thuật nhuộm chàm mà khó có nơi nào sánh được. Đây chính là lợi thế để chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể tiếp tục đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận giúp vải lanh Lùng Tám trở thành mặt hàng lưu niệm mang đậm tính văn hóa của đồng bào Mông, đứng vững và vươn rộng ra thị trường.

Lùng Tám nằm nép mình giữa những đỉnh núi mây mù phủ sương quanh năm. Nghề dệt lanh là nghề truyền thống gắn bó mật thiết với đồng bào người Mông ở đây. Những năm gần đây, cuộc sống của người Mông ở mảnh đất đá trắng, mây mù đã có nhiều thay đổi rõ rệt nhờ nghề dệt vải lanh truyền thống.
DanQuyen.com (Theo baoquocte.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Không có chuyện 'khai tử' môn lịch sử (09-06-2022)
    Trưng bày tư liệu, hình ảnh đẹp về danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu (07-06-2022)
    Phát lộ dấu tích mới của sân Đan Trì và trục Ngự Đạo tại Hoàng thành Thăng Long (01-06-2022)
    Phát hiện di tích hang động tiền sử ở Bắc Kạn (25-05-2022)
    Google tôn vinh GS Tôn Thất Tùng - Người thầy thuốc làm rạng danh y học Việt Nam (10-05-2022)
    Ngắm trang sức quý giá của Óc Eo - nền văn hóa cổ gần 1000 năm của Việt Nam (06-05-2022)
    Đến Yên Bái thăm ngôi chùa độc đáo nằm trong hang đá triệu năm (04-05-2022)
    Bảo vệ, tôn tạo các di tích, di sản, phát huy bản sắc văn hóa Huế (20-04-2022)
    Thầy giáo mê nghiên cứu văn hóa dân gian (25-03-2022)
    Quảng Nam chung tay giữ gìn giá trị văn hóa lễ hội Bà Thu Bồn (14-03-2022)
    Có già làng Phuôn, dân làng ấm êm (13-03-2022)
    Chuyện ít biết về vị Thám hoa trẻ nhất Việt Nam (07-03-2022)
    Nghệ nhân, Đồng Thầy Đinh Thị Sinh – Gần thập kỉ góp công gìn giữ, phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu (07-03-2022)
    Sinh ra đã có ban thờ sống, tục lệ đặc biệt của đồng bào Vân Kiều (14-02-2022)
    Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo-Ba Thê (10-02-2022)
    Biển đảo Việt Nam qua con tem bưu chính (30-12-2021)
    Bảo vật quốc gia Bát ngự dụng thời Lê sơ: Khẳng định đẳng cấp gốm sứ Đại Việt (30-12-2021)
    Còn đây di tích danh nhân Phạm Đình Hổ (30-12-2021)
    Sưu tầm, biên dịch về thư tịch cổ Hán Nôm về huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò (30-12-2021)
    Đưa nét đẹp dân gian vào sách, tranh (30-12-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152738162.